LauXanh Admin Master |
Chiếc xe khách từ từ vô bến, mọi người tay xách nách mang nhốn nháo chuẩn bị đi xuống xe. Lợi vẫn bình thản ngồi nhìn lơ đãng, hắn có cái gì đâu mà chuẩn bị, cái túi xách nhỏ loại du lịch mang hờ hững trên tay là tất cả hành trang của chàng, chỉ vậy thôi, vừa gọn gàng vừa tiện lợi. Gia đình Lợi thuộc vào loại khá giả ở cái vùng quê trù phú này. Ông bà Tám nhờ chăm chỉ làm ăn nên cũng có một số vốn, ông xây lại căn nhà theo kiểu Tây, đổ móng thật cao, có bậc tam cấp đi lên, cổng sắt. Đứng bên ngoài nhìn vô mọi người sẽ thấy ngay cái hồ cá tai tượng chiểm chệ ngay trước cửa như biểu tượng cho sự giàu sang phú qúy.
Chẳng thế mà ông bà Tám đã cho Lợi lên Sài Gòn học khi chàng vừa tròn mười tuổi. Lợi còn một người chị đã lấy chồng là sĩ quan trong quân đội và chị đã theo chồng đi xa. Cũng nhờ ông bà Tám biết lo xa, gửi Lợi lên Sài Gòn ở trọ nhà một người bạn thân của ông, hiện đang làm giáo sư dạy ở một trường trung học mà Lợi học hành ngày càng tiến bộ, hắn thi đâu đậu đó, quanh năm suốt tháng chỉ cặm cụi miệt mài đèn sách. Không phải là Lợi không ham chơi như bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa, nhưng vì hai ông bà bạn của cha Lợi bết cách giáo dục, ngoài giờ học ở trường, ông thường hỏi han, chăm sóc Lợi như một đứa con ruột, ông sẵn sàng bỏ hết mọi việc để giải đáp, chỉ dẫn cho Lợi từng bài toán khó, từng câu văn tối nghĩa.
Cũng nhờ Lợi là một đứa trẻ ngoan, biết vâng lời cha mẹ nên mặc dù thỉnh thoảng cũng có đi xem hát, hoặc xem sách báo, Lợi cũng mơ tưởng đến những mối tình lãng mạng, những màn ân ái tuyệt vời, nhưng đó chỉ là những ý nghĩ thoáng qua trong chốc lát rồi bay đi như cơn gió, Lợi trở lại là một sinh viên đàng hoàng đứng đắn đối với ọi người, vì vậy Lợi cũng là niềm ao ước của các cô sinh viên cùng trường.
Theo thông lệ hàng năm, đến kỳ nghỉ hè là Lợi về ở với gia đình một vài tháng và sẽ trở lên Sài Gòn một vài tuần trước ngày khai giảng năm học mới để ôn lại bài vở. Năm nay cũng như mọi năm, Lợi trở về Mỹ Tho thăm gia đình, nhưng nay sao lòng chàng thấy dửng dưng, không còn cảm giác nôn nao, háo hức như xưa nữa, có lẽ là Lợi đã trưởng thành, đã quen sống ở đô thành hay vì hình bóng của Hương, cô sinh viên cùng trường mà mọi người bầu là hoa khôi của trường luật.
Hương nhỏ hơn Lợi bốn tuổi, đang học năm dự bị Luật. Cuộc đời đối với Hương là một vùng trời đầy hoa mộng, ở cái lứa tuổi mười chín, Hương diễm phúc được trời ban cho một nhan sắc mặn mà, dáng người nhỏ nhắn trắng trẻo và đặc biệt là đôi mắt bồ câu đen lay láy thu hút người đối diện. Hương tự biết là mình đẹp, nhưng không bao giờ tỏ ra kênh kiệu, hách dịch như đa số những cô gái đẹp khác. Cô niềm nở với mọi người, ăn nói từ tốn, khiêm nhường và đôi môi gợi cảm sẵn sàng nở nụ cười thân thiện với bất cứ ai. Có lẽ vì vậy mà hầu hết các chàng sinh viên, ai gặp nàng cũng đều vui vẻ chào đón, xem nàng như một người bạn thân dù rằng chưa bao giờ. . . có dịp nói chuyện. Lợi cũng là một trong số những chàng sinh viên đa tình đó.
Tiếng bà Tám cắt đứt những suy nghĩ vẫn vơ trong đầu Lợi.
– Con tắm rửa cho khỏe rồi ra ăn cơm, chiều nay khách khứa đến nhà mình đông lắm đó.
Lợi ậm ừ cho có lệ, chàng đã bết những người khách đó là ai rồi. Năm nào cũng vậy, mỗi dịp có Lợi về là ông bà Tám cứ tổ chức tiệc tùng linh đình, bởi vì hắn là niềm hãnh diện của hai ông bà, là niềm mơ ước của bao nhiêu người ở cái làng này. Tuần lễ đầu tiên ở nhà đối với Lợi giống như tuần huấn luyện ở quân trường. Suốt ngày cứ quần áo chỉnh tề, ngồi tiếp khách đến thăm hỏi đủ chuyện trên đô thành, rồi đến bà con xa lơ xa lắc mà Lợi chưa bao giờ nghe nói tới cũng mò đến thăm hỏi, vồn vã, rồi đến bạn bè của ông bà Tám cũng dắt con gái đến thăm Lợi. Họ thường rù rì nói chuyện nho nhỏ với hai ông bà Tám mà mắt cứ len lén nhìn Lợi. Hầu như người nào có con gái ở lứa tuổi cặp kê cũng mơ ước được làm xui gia với ông bà Tám. Lợi biết rõ điều đó và cũng chẳng bao giờ bận tâm.
Từ cái thuở mới lên mười, Lợi đã sống ở đô thành, đã quen với cuộc sống văn minh, đã được giao tiếp với những cô gái khuê cát, đã biết tế nào là đẹp là hấp dẫn, là khiêu gợi của phái nữ thì làm sao chàng có thể chú ý đến những cô gái quê mùa chất phát, áo bà ba, nón lá, chèo xuồng đuổi vịt. Trong đầu chàng nếu có chăng là hình ảnh của các cô sinh viên cùng trường, của Mai, Lan, Oanh, Trúc chớ không thể nào là con Hai Chè Đậu, con Mai Chuối Chưng, hay con Chín Bến Đò được. Lợi thả bộ dọc theo bờ sông, giờ này gió từ mặt sông lồng lộng thổi lên làm chàng cảm thấy khỏe khoắn cả người.
Cái thú duy nhất của cậu bây giờ là tìm một nơi yên tĩnh đọc ngồi xem sách, hưởng gió mát thiên nhiên, đầu óc thật thanh thản để chuẩn bị cho năm học tới, có hôm chàng nằm ngủ quên luôn dưới gốc dừa đến tối, báo hại ông bà Tám phải cho người đi tìm ráo rác. Lợi nhắm mắt hít thật sâu vào phổi rồi thở ra chầm chậm, bỗng giọng nói của một cô gái vang lên sau lưng làm chàng giật mình.
– Cậu Lợi dìa chơi rồi chừng nào trở lên?
Lợi quay lại, chàng vui vẻ trả lời một cách nghịch ngợm:
– À, chắc một hai tháng rồi trở dìa trển.
Cô gái biết Lợi chọc nàng, hai gò má đỏ hồng e thẹn, lúng túng đưa tay vê vê tà áo nói ấp úng.
– Cậu Lợi ghẹo em hoài hà.
Tiếng hoài của nàng kéo dài mà mắt liếc Lợi như có đuôi, nửa như giận hờn nửa như nũng nịu làm Lợi vừa thấy tức cười, vừa thấy nàng thật dễ thương, chàng nảy ra ý định làm quen với cô gái quê duyên dáng.
– Em ở đâu mà sao anh hõng biết.
Cô gái vừa e thẹn, vừa lúng túng nói lẫy.
– Cậu đâu thèm biết tới ai.
Lợi bào chữa.
– Sao mà em khó quá vậy, lâu lâu anh mới về một lần, làm sao mà nhớ ai vậy chớ em ở đâu? Nói cho anh nghe coi.
Cô gái vẫn cúi đầu không dám nhìn Lợi ngượng ngùng trả lời.
– Em là con Mai nhỏ, con của ông Tư xóm dưới mà cậu Lợi hổng nhớ sao?
Lợi à lên một tiếng mừng rỡ.
– Mới có mấy năm mà em lớn quá nên anh nhìn hổng có ra, em lớn mà đẹp nữa.
Lợi nói mà tự thẹn trong lòng, hắn có nhớ con Mai nhỏ, con Mai lớn nào đâu, nhưng thấy cô bé xinh xinh dễ thương nên hắn vồn vã vậy thôi, dầu sao thì quen biết với một thôn nữ duyên dáng, dễ thương như cô nàng Mai nhỏ này cũng là một niềm vui. Quả nhiên, cô nàng ngước nhìn Lợi, mắt chớp chớp ra vẻ cảm động.
– Tưởng là anh Lợi quên em rồi chứ.
Lợi tự biết mình đẹp trai, ra dáng vẻ một người trí thức, nhất là nhờ cặp kính cận trên mắt như tượng trưng cho một thứ thầy cậu ở miền quê hiền hòa này. Lợi thản nhiên nắm lấy tay con Mai nhỏ, giọng làm ra vẻ thật tự nhiên.
– Nếu em không bận đi đâu thì ngồi đây chơi cho anh hỏi thăm một chút.
Con Mai nhỏ muốn lắm nhưng hơi e ngại, rút tay ra miệng ấp úng.
– Ý hỏng được đâu, em có công chuyện phải dìa liền, hay là anh Lợi có rảnh lại nhà em chơi đi, ba má em nhắc anh hoài hà!
Lợi nghĩ thầm : Lại nhà em thì ăn cái quái gì ở đó, hơi sức đâu mà lội năm bảy mẫu ruộng đến nhà em, để lỡ mai mốt có chuyện gì làm sao chối cãi được. Lợi thoái thác :
– Thôi, để dịp khác, trời gần tối rồi anh đến nhà em rồi một hồi làm sao anh về? Anh đi trên bờ ruộng không quen, lỡ trượt té gãy tay gãy chân là bắt đền em phải nuôi anh suốt đời đó, chịu hông?
Hai gò má con Mai nhỏ đỏ như trái gấc chín, nó ấp úng trả lời một cách sung sướng.
– Em sợ anh Lợi hõng cho em nuôi, chớ lúc nào em cũng sẵn sàng.
...